Chiều cao và khoảng cách tiêu chuẩn của cột đèn đường năng lượng mặt trời

Hệ thống đèn đường năng lượng mặt trời hiện không còn quá xa lạ với hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. Lợi ích mà loại hình chiếu sáng hiện đại, thông minh này mang lại cho người sử dụng là vô cùng to lớn. Một hệ thống đèn đường năng lượng mặt trời tiêu chuẩn, đạt chất lượng, đúng kỹ thuật phải đảm bảo được các yếu tố tiêu chuẩn về chiều cao, khoảng cách, kích thước, vị trí lắp đặt… Trong đó các tiêu chí vế chiều cao và khoảng cách tiêu chuẩn của cột đèn đường năng lượng mặt trời được đặt lên hàng đầu. Điều này quan trọng như việc bạn lựa chọn loại đèn đường năng lượng mặt trời, vị trí lắp đặt đèn đường năng lượng mặt trời. Nếu không đạt đúng tiêu chuẩn đã đề ra thì hiệu suất chiếu sáng của đèn sẽ bị giảm đi rất nhiều.

Vậy trong hệ thống đèn đường năng lượng mặt trời thì chiều cao và khoảng cách giữa các cột đèn năng lượng mặt trời là bao nhiêu? Vì sao phải đảm bảo chiều cao và khoảng cách của các cột đèn trong khi lắp đặt đèn đường năng lượng mặt trời? Câu trả lời sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Các hướng chiếu sáng của đèn đường năng lượng mặt trời

Phương hướng chiếu sáng của đèn đường năng lượng mặt trời là một trong những yếu tố tác động trực tiếp tới chiều cao và khoảng cách của các cột đèn. Vậy nên trước khi đi vào các tiêu chuẩn của chiều cao và khoảng cách của các cột đèn, bạn nên nắm được phương hướng chiếu sáng của đèn đường năng lượng mặt trời.

Về cơ bản, đèn đường năng lượng mặt trời có ba phương pháp chiếu sáng hiệu quả. Đó chính là: chiếu sáng một phía, chiếu sáng chéo hai bên, chiếu sáng đối xứng hai bên. Mỗi phương hướng chiếu sáng sẽ cho những tiêu chuẩn chiều cao và khoảng cách các cột đèn đường năng lượng mặt trời khác nhau. 

Xác định chiều cao tiêu chuẩn của các cột đèn đường năng lượng mặt trời theo công suất đèn sử dụng

Hiện nay, hệ thống đèn năng lượng mặt trời đã trở nên quen thuộc đối với hầu hết mọi người. Đây là hệ thống đèn sử dụng năng lượng mặt trời và tái tạo thành năng lượng điện thắp sáng các bóng đèn khi trời tối. Cùng với nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao thì hệ thống đèn đường năng lượng mặt trời cũng ngày càng nhiều mẫu mã khác nhau. Trong đó chiều cao cột đèn đường năng lượng mặt trời cũng là một trong những tiêu chí mà người sử dụng cần nắm được khi lựa chọn và lắp đặt hệ thống đèn năng lượng mặt trời.

Đối với mỗi vị trí khác nhau, địa điểm khác nhau, loại hình đèn đường năng lượng mặt trời khác nhau… sẽ có tỷ lệ chiều cao cột đèn khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản thì chiều cao cột đèn đường năng lượng mặt trời sẽ nằm trong khoảng thông số trong bảng dưới đây.

Chiều cao cột đèn Công suất đèn LED dự định sử dụng
Cột đèn cao dưới 6m Công suất đèn đường LED từ 30 đến 50W
Cột đèn cao 6m Công suất đèn đường LED từ 50W đến 80W
Cột đèn cao 7m Đèn cao áp có công suất 250W hoặc đèn đường LED công suất 100W
Cột đèn cao từ 8m đến 9m Đèn cao áp công suất 250W hoặc đèn đường LED công suất 120W
Cột đèn cao 10m Đèn cao áp có công suất trên 250W hoặc đèn đường LED 150W
Cột đèn cao 11m Đèn cao áp có công suất  250W – 400W hoặc đèn đường LED 150W – 180W.
Cột đèn cao 12m Đèn có công suất 400W hoặc đèn đường LED 180W – 200W

 

Xác định chiều cao tiêu chuẩn của các cột đèn đường năng lượng mặt trời theo độ rộng của các tuyến đường

Độ rộng của các tuyến đường và chiều cao cột đèn đường năng lượng mặt trời có mối liên hệ vô cùng chặt chẽ. Chiều cao của đèn đường năng lượng mặt trời cũng được tính toán theo độ rộng của đường để mang đến hiệu quả chiếu sáng tốt nhất.

Độ rộng của đường Chiều cao cột đèn Vị trí ứng dụng
Đường rộng từ 4 – 5 mét Chiều cao cột đèn từ 6 – 7 mét Đối với nông thôn, ngõ hẻm
Đường rộng từ 6 – 7 mét Chiều cao cột đèn 8 mét Với các tuyến đường công viên, đường nội bộ hay khu công nghiệp
Đường rộng 8 – 9 mét Chiều cao cột đèn 9 mét Với các tuyến đường phụ, đường lưu thông nội bộ, đường giao với quốc lộ
Đường rộng 10 – 11 mét Chiều cao cột đèn 11 – 12 mét Với các tuyến đường chính, tuyến đường giao thông lớn

Xác định khoảng cách tiêu chuẩn khi lắp các cột đèn đường năng lượng mặt trời

Hiện nay, khoảng cách của các cột đèn đường năng lượng mặt trời thường được lắp đặt và tính toán theo nhu cầu sử dụng, vị trí, đặc tính các công trình, phương pháp lắp đặt, công suất đèn, diện tích chiếu sáng… Tuy nhiên, trên thực tế khoảng cách tiêu chuẩn khi lắp đặt cột đèn đường năng lượng mặt trời sẽ theo một quy chuẩn chung đó chính là:

  • Vị trí thi công.
  • Khu vực thi công.
  • Tính chất khu vực thi công.

Theo đó thì nếu hệ thống đèn đường năng lượng mặt trời được lắp đặt ở vị trí khu đô thị, đường phố, đường cao tốc, khu dân cư đông đúc, khu quảng trường rộng lớn, khu công nghiệp, khu dân cư công nghệ cao… Thì khoảng cách các cột đèn đường năng lượng mặt trời sẽ dao động trong khoảng 33 – 36m. 

Nếu vị trí lắp đặt trong các con đường nhỏ, ngõ nhỏ của khu dân cư, đường nhỏ vào khu biệt thự, sân vườn, khu đường nhỏ vào nhà hàng, khách sạn… thì khoảng cách các cột đèn đường năng lượng mặt trời sẽ giảm xuống khoảng 25m – 30m. Tùy đặc tính của vị trí thi công và khoảng rộng chiếu sáng mà khoảng cách của các cột đèn đường năng lượng mặt trời sẽ dao động tăng lên hoặc giảm đi so với các chỉ số tiêu chuẩn bên trên.

Những yếu tố chính tác động tới khoảng cách giữa các trụ đèn đường năng lượng mặt trời

Có rất nhiều yếu tố tác động tới khoảng cách của trụ đèn năng lượng mặt trời, những yếu tố chính có thể kể đến như:

  • Chiều cao của cột đèn đường năng lượng mặt trời

Đây là yếu tố chính ảnh hưởng tới khoảng cách của các cột đèn đường năng lượng mặt trời. Nếu chiều cao của các cột đèn cao mang đến độ tỏa sáng rộng thì khoảng cách của các cột đèn cũng sẽ được thiết kế rộng hơn, các cột đèn có thể lắp đặt xa nhau mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng chiếu sáng. Cũng như vậy, khi các cột đèn có chiều cao thấp, khoảng chiếu sáng nhỏ, thì khoảng cách cột đèn cũng sẽ được rút ngắn hơn, các cột đèn được thiết kế gần nhau hơn. Như vậy sẽ đảm bảo được độ chiếu sáng tiêu chuẩn.

Nhưng một lưu ý mà người dùng nên biết chính là chiều cao của cột đèn càng cao, độ chiếu sáng rộng thì ánh sáng chiếu sẽ mờ hơn. Các cột đèn có chiều cao thấp, độ tỏa sáng hẹp thì ánh sáng chiếu sẽ rõ hơn.

  • Đặc tính khu vực lắp đặt

Đặc tính khu vực lắp đặt đèn đường năng lượng mặt trời hay còn gọi là nhu cầu sử dụng đèn năng lượng mặt trời để chiếu sáng cũng sẽ ảnh hưởng đến khoảng cách lắp đặt của các cột đèn. 

Nếu khu vực lắp đặt có đặc tính rộng lớn, cần độ chiếu sáng lớn thì khoảng cách các cột đèn đường năng lượng mặt trời sẽ rộng hơn. Đối với không gian hẹp như ngõ nhỏ, khu phố nhỏ… thì khoảng cách các cột đèn đèn đường năng lượng mặt trời gần hơn.

  • Cách bố trí đèn đường năng lượng mặt trời

Cách bố trí, lắp đặt hệ thống đèn đường năng lượng mặt trời cũng đóng vai trò to lớn trong việc quyết định chiều cao và khoảng cách của các cột đèn. Theo đó, hiện nay hệ thống đèn đường năng lượng mặt trời thường được bố trí theo những cách phổ biến dưới đây:

+ Lắp đặt đèn đường năng lượng mặt trời so le.

+ Lắp đặt đèn đường năng lượng mặt trời theo dải phân cách.

+ Lắp đặt đèn đường năng lượng mặt trời lắp đèn một bên.

+ Lắp đặt đèn đường năng lượng mặt trời lắp song song.

Có thể thấy việc xác định chiều cao và khoảng cách cột đèn đường năng lượng mặt trời phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt hệ thống đèn năng lượng mặt trời cho gia đình, sân vườn, khu phố… thì nên tham khảo các thông số về chiều cao và khoảng cách các cột đèn trước khi thi công nhằm đảm bảo hệ thống đèn năng lượng mặt trời hoạt động tốt nhất, mang đến hiệu quả chiếu sáng tối ưu nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *